TextBody

5 lưu ý khi thiết kế ánh sáng trong kiến trúc nội thất

Ánh sáng có thể coi là một yếu tố kì diệu trong kiến trúc nội thất. Nó không chỉ kết nối con người với không gian mà còn là chất dẫn truyền và lan tỏa giá trị cảm xúc. Ngày nay, bên cạnh yếu tố công năng, các nhà kiến trúc sư ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hiệu ứng thẩm mỹ cũng như chất cảm trong thiết kế ánh sáng kiến trúc nội thất.

Ánh sáng có thể coi là một yếu tố kì diệu trong kiến trúc nội thất. Nó không chỉ kết nối con người với không gian mà còn là chất dẫn truyền và lan tỏa giá trị cảm xúc. Ngày nay, bên cạnh yếu tố công năng, các nhà kiến trúc sư ngày càng quan tâm nhiều hơn đến hiệu ứng thẩm mỹ cũng như chất cảm trong thiết kế ánh sáng kiến trúc nội thất.

Dưới đây là 6 lưu ý trong bố trí ánh sáng nội thất mà các nhà thiết kế thường hay sử dụng. 

1. Xác định 4 loại ánh sáng chính

Trước hết, để có thể lên được bố trí hệ thống ánh sáng, bạn cần hiểu về các loại ánh sáng chính. Có nhiều cách để phân loại ánh sáng. Như phân theo nguồn gốc ( ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân tạo); theo tính chất ( ánh sáng trực tiếp, ánh sáng khuếch tán,...) 

Nhưng ở đây chúng ta sẽ đề cập tới 4 loại ánh sáng được phân loại theo mức độ tác động của nó tới tổng thể không gian: ánh sáng nền, ánh sáng tập trung, ánh sáng tác vụ và ánh sáng trang trí.

  • Ánh sáng nền: là nguồn chiếu sáng tổng thể toàn bộ không gian. Nguồn ánh sáng này có thể là ánh sáng tự nhiên, hoặc là ánh sáng nhân tạo thông qua các hệ thống đèn chùm, đèn trần, đèn âm trần để bổ sung hoặc thay thế cho ánh sáng tự nhiên vào buổi tối… 
  • Ánh sáng tập trung: Ánh sáng tập trung hay còn gọi là ánh sáng điểm nhấn. Nó được sử dụng làm nổi bật kiến trúc hoặc các phụ kiện như biển hiệu, đồ vật trưng bày, tranh ảnh… 
  • Ánh sáng tác vụ:  Đây là nguồn sáng được sử dụng trong các hoạt động cụ thể của con người như đèn ngủ, đèn đọc sách,... Những nguồn sáng này được bố trí để khi tắt đi cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến cảm xúc không gian trong thiết kế. 
  • Ánh sáng trang trí: Không bắt buộc xuất hiện nhưng ánh sáng trang trí lại là nguồn sáng tạo không khí tốt nhất. Sự lấp lánh, vui nhộn của đèn trang trí chắc chắn sẽ không thể thiếu trong các dịp như noel, tết,...

3. Màu nhiệt độ của ánh sáng vô cùng quan trọng

Vào những thời điểm không có ánh sáng tự nhiên, màu sắc của ánh sáng nhân tạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của con người về màu sắc của các cấu kiện sàn – tường – trần và đồ vật nội thất. Do đó để truyền tải những cảm xúc khác nhau, ta có thể lựa chọn những màu sắc đèn khác nhau. Đối với các loại ánh sáng nhân tạo như đèn, đèn điện, có hai yếu tố chi phối màu sắc ánh sáng: 

  • Màu sắc của lớp vật liệu trong suốt làm vỏ bóng đèn: Loại màu sắc này thường được ứng dụng đối với công nghệ đèn led, sử dụng cho mục đích trang trí nhiều hơn. 
  • Nhiệt độ của nguồn sáng đó: Nhiệt độ ánh sáng được thể hiện thông qua chỉ số Kelvin. Chỉ số này càng cao thì màu sắc của nguồn sáng càng trắng. Tuy nhiên cảm nhận của con người lại ngược lại so với nhiệt độ màu của ánh sáng. Chỉ số Kelvin thấp, màu nhiệt độ ánh sáng thiên về đỏ lại cho con người cảm giác ấm áp hơn. 

Do đó, đối với các không gian nội thất nhà ở, hoặc các không gian nghệ thuật, đòi hỏi không gian có độ trầm lắng và chiều sâu cảm xúc… các nhà thiết kế thường sử dụng ánh sáng vàng có nhiệt độ thấp, độ Kelvin rơi vào khoảng từ 2.700K đến 3.000K 

Ngược lại, ánh sáng trắng từ 3.500K đến 4.000K thường được sử dụng cho các khu văn phòng làm việc hoặc những không gian đòi hỏi sự thanh thoát nhiều hơn. Với độ Kelvin càng cao, ánh đèn càng giống với ánh sáng ban ngày, kích thích nhịp sinh học tự nhiên của con người, giúp con người tỉnh táo làm việc, hay đơn giản là cung cấp các nguồn năng lượng tươi mới. 

3. Công tắc điều chỉnh độ sáng

Đa số trong các công trình nội thất hiện nay đều chỉ có công tắc bật tắt. Hẳn chúng ta gần như đã quên mất về sự xuất hiện của các loại công tắc điều chỉnh độ sáng. 

Cùng một căn phòng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, yêu cầu độ sáng cũng khác nhau. Với trường hợp này, công tắc điều chỉnh độ sáng là biện pháp tối ưu để bạn điều chỉnh độ sáng, đồng thời thay đổi tâm trạng và cảm nhận không gian. 

Chưa kể bên cạnh đó, công tắc điều chỉnh độ sáng còn giúp tiết kiệm năng lượng, tăng cường tuổi thọ bóng đèn. Thực sự là 1 hạng mục đáng đầu tư. 

4. Chọn lấy điểm nét - tập trung ánh sáng vào nơi quan trọng

Hẳn chúng ta đã biết được lợi ích của việc có nhiều lớp ánh sáng trong không gian. Tuy nhiên, không nên lạm dụng điều này. Mỗi căn phòng có một mục đích sử dụng khác nhau, để căn phòng thực sự có chiều sâu, hãy lựa chọn cho mình một khu vực nhất định để tạo điểm nhấn ánh sáng, thu hút sự chú ý. 

Ví dụ: Đối với phòng khách: Bên cạnh cách phân bố đồng đều ánh sáng. Bạn hoàn toàn có thể giảm ánh sáng nền xuống, tập trung chiếu sáng một trong các tác phẩm nghệ thuật như giá sách, tranh treo tường… Đảm bảo chắc chắn không gian của bạn sẽ có chiều sâu cảm xúc hơn rất nhiều so với thông thường. 

5. Cường độ ánh sáng

Khi ở trong một không gian kiến trúc nội thất mà bạn phải nheo mắt vì chói thì chắc chắn căn phòng của bạn đang dư thừa ánh sáng. Trong quá trình thiết kế, hãy lưu ý điều này để có được một không gian hoàn chỉnh. 

Đối với nguồn sáng tự nhiên thông qua các khung cửa sổ, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cường độ bằng cách sử dụng rèm cửa. Đây không còn là hạng mục quá mới nhưng nó luôn phát huy tác dụng của mình. Chúng vừa có tác dụng trang trí thêm độ dày cho không gian, vừa có khả năng giảm bớt cường độ.

Tin khác

5 lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp

Đối với người Việt Nam, bếp là khu vực cực kỳ quan trọng, là nơi sẽ diễn ra những bữa cơm gia...

Xem chi tiết 5 lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp

Kích thước tủ bếp dành cho người Việt

Hệ thống tủ bếp là một phần không thể thiếu của phòng ăn. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc...

Xem chi tiết Kích thước tủ bếp dành cho người Việt

5 loại cây phù hợp trồng ở khoảng thông tầng

  Có nhiều phương án được đưa ra để giải quyết bài toán: đưa cây xanh vào nhà phố....

Xem chi tiết 5 loại cây phù hợp trồng ở khoảng thông tầng

Liên hệ