Thị trường gỗ hiện tại rất đa dạng phong phú về mẫu mã và chủng loại, nhưng nhìn chung kết cấu gỗ sẽ gồm hai phần chính là phần cốt gỗ bên trong và lớp phủ bề mặt. Hầu hết chúng đều có thể kết hợp với nhau.
NỘI DUNG
I. GỖ TỰ NHIÊN
Hiện tại, trên thị trường các loại gỗ như gỗ sồi, xoan đào, gõ đỏ, óc chó…. Mỗi loại lại có những đặc điểm và ưu thế khác nhau. Có giá cả cao hơn các loại gỗ công nghiệp hay Picomat… nên tìm hiểu kỹ về đặc tính, ưu nhược điểm của từng loại sẽ giúp bạn có sự đầu tư đúng đắn
1. Gỗ sồi
Gỗ sồi là loại gỗ tự nhiên khá phổ thông trong sản xuất tủ bếp. Đây là loại gỗ được nhập khẩu từ Châu Âu.
Ưu điểm:
- Sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, bản thân gỗ có tinh dầu tanin trong thân thêm quá trình xử lý gỗ với công nghệ tiên tiến nên gỗ sồi có độ bền chắc cao, có kháng mối mọt.
- Gỗ sồi nhẹ, kết cấu gỗ chắc chắn và có khả năng chịu lực tốt. Gỗ dễ dàng bắt vít, đóng đinh và uốn cong bằng hơi nước trong quá trình gia công, nên tạo được nhiều hình dáng khác nhau.
- Bề mặt gỗ có vân đều, đẹp. Trong khi đó màu sắc gỗ khá nhạt nên hoàn toàn có thể nhuộm sáng tối, cho nhiều sắc độ để khách lựa chọn.
Nhược điểm
- Do đặc tính kết cấu chắc chắn của mình nên quá trình xử lý gỗ mất nhiều thời gian để làm khô và xử lý bề mặt.
- Nếu không được xử lý kĩ, gỗ dễ bị gỗ dễ bị cong vênh bởi khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
2. Gỗ xoan đào
Ưu điểm:
- Xoan đào là loại gỗ được trồng trực tiếp tại Việt Nam, các tính chất cũng không quá ưu việt nên giá thành khá rẻ trong các loại gỗ tự nhiên. Đây là loại gỗ rất quen thuộc trong nội thất gỗ tại các gia đình Việt.
- Gỗ có độ bền và khả năng chịu lực ổn định, dễ dàng trong quá trình bắt vít, đóng đinh.
Nhược điểm
- Gỗ xoan đào không có tinh dầu tanin như sồi, nên dễ bị mối mọt, tuổi thọ thấp hơn nếu không được xử lý kỹ
- Xoan đào cự có màu đỏ tự nhiên khá đậm, bị hạn chế các sắc độ sơn, nên ít sự lựa chọn về màu sắc.
- So với gỗ sồi, xoan đào có độ bền thấp hơn. Tuy nhiên, có thể khắc phục điều này bằng cách bổ sung thêm công nghệ sấy hiện đại, mang khả năng kháng mối mọt cực tốt .
3. Gỗ óc chó
Trong lĩnh vực nội thất nhà cửa, người ta biết đến gỗ óc chó như một loại gỗ tự nhiên nhập khẩu cao cấp, mang lại vẻ đẹp và sự sang trọng cho không gian sử dụng.


Ưu điểm:
- Gỗ óc chó cứng, chịu được lực xoắn tốt, dễ uốn cong bởi hơi nước trong quá trình xử lý. Do đó dễ tạo hình và có độ bền chắc tốt, hạn chế được cong vênh trong quá trình sử dụng
- Gỗ trải qua quá trình xử lý kỹ lưỡng nên có khả năng chống ẩm, chịu mối mọt, nứt nẻ tốt.
- Vẻ đẹp thu hút nhất của óc chó nằm ở phần bề mặt vân. Vân của gỗ óc chó thường là vân lượn sóng hoặc xoáy tròn, độc đáo và sang trọng.
Nhược điểm
-
Các tính chất của gỗ đều đáp ứng được các yêu cầu về độ bền chắc, khả năng chịu lực, mối mọt ẩm mốc hay cong vênh. Tuy nhiên so với các loại gỗ vừa kể trên như xoan đào, hay sồi,... gỗ óc chó có giá thành cao hơn hẳn, có khi là gấp 3,4 lần.
II. GỖ CÔNG NGHIỆP
Gỗ công nghiệp là sáng chế của con người nhằm tạo ra những loại gỗ có khả năng khắc phục được nhược điểm của gỗ tự nhiên với giá thành hợp lý hơn.
1. MFC
Các loại gỗ ngắn ngày như bạch đàn, cao su, keo… sau khi thu hoặc sẽ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, trải qua quá trình xử lý sẽ được ép thành các tấm gỗ khác nhau được gọi là MFC. Có hai loại là MFC thường và MFC chống ẩm.

Ưu điểm:
- MFC cứng, chắc có khả năng chịu lực tốt.
- MFC khá cơ động trong việc kết hợp với các chất liệu phủ bề mặt đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.
Nhược điểm:
- MFC có khả năng chống ẩm kém, nên MFC chống ẩm hay được lựa chọn hơn cho hạng mục tủ bếp. Tuy nhiên MFC chống ẩm lại có giá thành cao hơn.
- MFC được tạo từ dăm gỗ, có độ giòn nhất định nên khó uốn cong, hạn chế tạo hình của dáng tủ.
2. MDF
Nếu như MFC được tạo từ các dăm gỗ thì MDF được tạo từ bột gỗ. Dễ dàng phân biệt hai loại này bằng độ mịn của các vết cắt. Cũng như MFC, MDF cũng có hai loại là MDF thường và MDF chống ẩm. Người ta dùng cách gọi gỗ công nghiệp lõi xanh cho tổ hợp MDF chống ẩm và MFC chống ẩm.

Ưu điểm:
- MDF được tạo từ bột gỗ xay nhuyễn nên kết cấu rất bền chắc, khả năng chịu lực cao, không bị cong vênh, nứt vỡ.
- Đồng thời, MDF cũng dễ dàng uốn cong trong gia công để tạo hình dáng khác nhau
- Loại gỗ này cũng tích hợp được với nhiều loại bề mặt khác nhau, tạo sự phong phú trong thiết kế tủ bếp, nội thất
Nhược điểm:
- Nếu tủ bếp sử dụng MDF không chống ẩm cần thường xuyên được lau chùi, hạn chế nước để tăng cường tuổi thọ.
- Do được làm từ bột gỗ, nên trong quá trình gia công lắp đặt, sẽ dễ bụi. Cần có sự che chắn để đảm bảo cho sức khỏe của con người và vệ sinh chung.
-
HDF
Cũng giống MDF, HDF được tạo từ bột gỗ, tuy nhiên trong quá trình sản xuất được cho thêm phụ gia để tăng cường độ cứng, khả năng chống ẩm và mối mọt,
Ưu điểm:
-
So với MDF, HDF có độ chắc chắn, độ cứng, khả năng chống thẩm nước, chịu nhiệt, chịu va đập tốt hơn.
Nhược điểm:
- Cùng có những đặc tính như vậy, nhưng HDF lại vượt trội hơn, do vậy chi phí của HDF cao hơn.
- Bên cạnh đó HDF nặng hơn MDF, và có khả năng cách âm nên thường được sử dụng làm cửa hơn so với tủ bếp. Nên trong trường hợp ngân sách hạn hẹp mà tiêu chuẩn không quá cao
III/ GỖ NHỰA
Gỗ nhựa hay còn gọi là Picomat - một loại gỗ được tạo ra từ bột gỗ và bột nhựa. Gỗ nhựa khắc phục hết được toàn bộ nhược điểm của gỗ tự nhiên.
Ưu điểm:
- Gỗ nhựa có khả năng chịu nước tuyệt đối, không lo ẩm mốc mối mọt nên rất phù hợp với khu vực tủ bếp.
- Gỗ nhựa có độ bền cao, chịu lực tốt, hoàn toàn không bị co móp trong quá trình sử dụng
- Ngoài ra, gỗ nhựa có khả năng chịu nhiệt tốt, không dễ cháy như gỗ tự nhiên nên rất an toàn trong tình huống không may có cháy nổ xảy ra.
- Bên cạnh đó, gỗ nhựa cũng khá dễ bảo quản, chỉ cần thường xuyên lau chùi, không sợ dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa.
Nhược điểm:
- Gỗ nhựa chỉ phù hợp với các công trình thi công theo phong cách hiện đại, do không thể chạm khắc hoa văn như gỗ tự nhiên.
- Do thành phần chính là nhựa nên Picomat khó bắt vít và liên kết hơn so với gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gây khó khăn cho quá trình lắp đặt thi công và dễ hỏng hóc trong quá trình sử dụng.